Doãn's Blog
Mọi người gọi tôi là 'nhân vật chính của câu chuyện thần thoại'. Nhưng suy cho cùng, điều đó không phải là thần thoại. Đó là 'quá trình của sự tôi luyện', sống một cách trung thực từng ngày từng ngày không mất dũng khí và ước mơ. Chỉ có một 'cuộc sống nỗ lực' đấu tranh không ngừng và không từ bỏ vì thất bại và đức tin không bị lung lay. - Lee Myung-bak -
Saturday, 21 January 2017
Thursday, 19 January 2017
Vấn đề của các bài trắc nghiệm carrier assessment
Nhiều bài trắc nghiệm nhằm tìm ra năng khiếu, định hướng nghề nghiệp của người làm trắc nghiệm thông qua chính câu trả lời của họ về bản thân.
Vấn đề chính là người ta không phải luôn rõ về bản thân mình, nhất là những người phải tìm đến các bài trắc nghiệm để xem mình là ai! Suy nghĩ về bản thân cũng thường thay đổi theo thời gian khi người ta có thêm những trải nghiệm trong cuộc sống. Một học sinh trung học có thể chán ghét môn Văn và cho rằng mình dốt, không thể cảm nhận được gì từ Văn, ở lớp luôn nhận điểm kém, nhưng 10 năm sau có thể lại nhận ra rằng nó thật tuyệt vời, rằng lý do của sự chán ghét trước đây chỉ đơn giản là do cách dạy, cách học làm cho mình không thấy hứng thú.
Bố mẹ nên quan sát con cái, người lớn nên tự lắng nghe, khám phá bản thân thay vì tìm những bài trắc nghiệm.
Vấn đề chính là người ta không phải luôn rõ về bản thân mình, nhất là những người phải tìm đến các bài trắc nghiệm để xem mình là ai! Suy nghĩ về bản thân cũng thường thay đổi theo thời gian khi người ta có thêm những trải nghiệm trong cuộc sống. Một học sinh trung học có thể chán ghét môn Văn và cho rằng mình dốt, không thể cảm nhận được gì từ Văn, ở lớp luôn nhận điểm kém, nhưng 10 năm sau có thể lại nhận ra rằng nó thật tuyệt vời, rằng lý do của sự chán ghét trước đây chỉ đơn giản là do cách dạy, cách học làm cho mình không thấy hứng thú.
Bố mẹ nên quan sát con cái, người lớn nên tự lắng nghe, khám phá bản thân thay vì tìm những bài trắc nghiệm.
Wednesday, 18 January 2017
Bỏ tết Nguyên Đán
Người ta thường đổ cho Tết là nguyên nhân làm người lao động sao nhãng công việc, kéo dài thời gian nghỉ chính thức lên gấp đôi gấp ba, tới cơ quan vẫn tâm lý ăn chơi, không làm đủ 8 tiếng, buông lỏng kỷ luật...
Cái cần sửa là con người chứ đâu phải Tết. Lười nhác, vô kỷ luật thì sinh nhật, đám cưới, hoặc ... ăn trưa cũng kéo nhau đi chơi hết cả buổi làm việc chứ cần gì phải Tết.
Nhiều người vẫn làm việc chăm chỉ tới 29, và mùng 3 lại bắt đầu. Nhiều người làm cả tết. Tết đâu phải lý do.
Lược âm trong tiếng Anh - Bài 1
Nghe các bạn đồng nghiệp dạy học sinh ngữ âm, lại ngứa nghề.
Nhiều người gọi là "nuốt âm", nhưng thực ra không có âm gì nuốt đi đâu, người ta chỉ bỏ một số âm không nói.Trong các tình huống giao tiếp thường ngày, ít tính trịnh trọng, hoặc khi nói nhanh, hiện tượng một số âm khó bị tỉnh lược, cho dễ nói rất thường xuyên xảy ra. Một bài báo, không nhớ ở đâu, nói rằng người VN phải chú ý âm cuối, người bản ngữ nói luôn nói rõ các âm cuối. Hoàn toàn sai lầm.
Có một vài chú ý về lược âm, rất có ích nếu muốn nói trôi chảy mà vẫn rõ ràng, để không bị ám ảnh bởi ý nghĩ phải phát âm rõ từng âm.
Một, âm ở giữa trong ntʃ và ndʒ có thể bị lược bỏ, như lunch /lʌntʃ/, được phát âm thành /lʌnʃ/, strange /streɪndʒ/ được phát âm thành /streɪnʒ/.
Hai, âm giữa của các cụm phụ âm sau cũng có thể bị lược bỏ, /mps/, /mpt/, /nts/, /ngks/, và /ngkt/.
Ví dụ, jumped có thể được phát âm /dʒʌmpt/ đầy đủ, hoặc /dʒʌmt/.
Còn nữa.Friday, 13 January 2017
Ghi chép về dạy kỹ năng đọc - Bài 1
Có một bài luyện đọc cho học sinh, dễ soạn, nhưng có thể hiệu quả với nhiều em gặp vấn đề kỹ năng đọc.
Vấn đề: Nhiều học sinh gặp khó khăn khi hiểu văn bản do không có ý thức liên kết ý trong văn bản khi đọc, ý giữa các câu, và ý giữa các đoạn, đọc câu nào chỉ biết câu ấy, thậm chí đọc từ nào biết từ ấy mà không để ý nó có liên quan ý nghĩa gì trong câu, hay với câu khác. Chưa nói tới một đoạn có liên hệ gì với đoạn kia. Có những em chăm chỉ học thêm 4-5 nghìn từ khó, nhưng khi đọc vẫn gặp khó khăn, không nhìn ra ý (tường minh) của người viết, mặc dù không gặp từ mới đáng kể.
Có rất nhiều phương tiện giúp văn bản được tổ chức thành một thể thống nhất (phương tiện liên kết từ vựng và phương tiện liên kết ngữ pháp - Halliday & Hasan), đương nhiên giáo viên cần hiểu kỹ về mặt ngôn ngữ học, nhưng nếu giải thích những kiến thức này cho học sinh sẽ rất khó tiếp thu, quên ngay sau khi nói, hoặc chưa kịp hiểu đã quên.
Thay vì giải thích, giáo viên có thể chọn các bài đọc tin cậy từ các bộ đề thi chính thức IELTS, TOEFL iBT, SAT, ACT, hoặc các bài đọc từ các sách tin cậy phù hợp trình độ học sinh, sử dụng mấy dạng bài tập sau:
1. Tách 1 câu ra khỏi đoạn văn, yêu cầu học sinh ghép lại. Câu được tách có thể tương đối dễ nếu chứa những phương tiện liên kết rõ ràng như "For example", "However,", hoặc cũng có thể khó hơn nếu được liên kết bằng những phương tiện ít quen thuộc hơn như từ đồng nghĩa, hyponym, v.v. Khi học sinh ghép câu trở lại đoạn văn phải giải thích được mối liên hệ ý nghĩa giữa câu đó vói câu trước và sau. Vì dụ, nếu câu có "For example", học sinh cần chỉ rõ được mối quan hệ câu sau là ví dụ của câu trước như thế nào.
2. Tác 2-3 câu ra khỏi 1 đoạn và yêu cầu học sinh ghép lại. Cơ bản, đây là cách mở rộng thêm có loại bài trên. Không cần thiết đảo lộn tất cả các câu trong đoạn, có thể làm học sinh chán nản.
3. Tách 1 đoạn văn ra khỏi một bài đọc và yêu cầu học sinh ghép trở lại bài. Cũng cần yêu cầu học sinh giải thích rõ mối liên hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn khi có đoạn mới được đặt vào.
Qua luyện tập học sinh sẽ dần có ý thức để ý mối liên kết ý nghĩa trong bài đọc và dễ nắm được ý tưởng của người viết hơn.
Có 2 lưu ý khi áp dụng bài tập này.
1. Văn bản được chọn phải là 1 văn bản được tổ chức tốt. Nội dung lớn bao quát bài rõ ràng, các đoạn văn triển khai bài nhất quán, mạch lạc. Giao viên có khả năng ngôn ngữ tốt có thể sử dụng các bài đọc mới, cập nhật thông tin thú vị, nhưng cần dành thời gian đọc, loại bỏ các yếu tố không phù hợp, hoặc bổ sung những điểm cần thiết. Điều này có thể tốn thời gian, tăng chi phí. Cũng nên lưu ý cho học sinh rằng khi đọc bài thực tế ngoài cuộc sống, có những bài viết không được tốt, khi đọc có thể có những câu viết lạc đề, những đoạn có thể không cần thiết.
2. Một câu văn, đoạn văn khi tách ra có tình huống có thể được ghép trở lại hơn 1 vị trí, giáo viên không nên cứng nhắc áp đặt theo văn bản gốc mà nên cùng học sinh xem xét mỗi phương án học sinh đưa ra thật cẩn thận, cũng qua đó ý thức về xem xét quan hệ ý nghĩa giữa câu, đoạn của học sinh cũng sẽ tăng lên.
Vấn đề: Nhiều học sinh gặp khó khăn khi hiểu văn bản do không có ý thức liên kết ý trong văn bản khi đọc, ý giữa các câu, và ý giữa các đoạn, đọc câu nào chỉ biết câu ấy, thậm chí đọc từ nào biết từ ấy mà không để ý nó có liên quan ý nghĩa gì trong câu, hay với câu khác. Chưa nói tới một đoạn có liên hệ gì với đoạn kia. Có những em chăm chỉ học thêm 4-5 nghìn từ khó, nhưng khi đọc vẫn gặp khó khăn, không nhìn ra ý (tường minh) của người viết, mặc dù không gặp từ mới đáng kể.
Có rất nhiều phương tiện giúp văn bản được tổ chức thành một thể thống nhất (phương tiện liên kết từ vựng và phương tiện liên kết ngữ pháp - Halliday & Hasan), đương nhiên giáo viên cần hiểu kỹ về mặt ngôn ngữ học, nhưng nếu giải thích những kiến thức này cho học sinh sẽ rất khó tiếp thu, quên ngay sau khi nói, hoặc chưa kịp hiểu đã quên.
Thay vì giải thích, giáo viên có thể chọn các bài đọc tin cậy từ các bộ đề thi chính thức IELTS, TOEFL iBT, SAT, ACT, hoặc các bài đọc từ các sách tin cậy phù hợp trình độ học sinh, sử dụng mấy dạng bài tập sau:
1. Tách 1 câu ra khỏi đoạn văn, yêu cầu học sinh ghép lại. Câu được tách có thể tương đối dễ nếu chứa những phương tiện liên kết rõ ràng như "For example", "However,", hoặc cũng có thể khó hơn nếu được liên kết bằng những phương tiện ít quen thuộc hơn như từ đồng nghĩa, hyponym, v.v. Khi học sinh ghép câu trở lại đoạn văn phải giải thích được mối liên hệ ý nghĩa giữa câu đó vói câu trước và sau. Vì dụ, nếu câu có "For example", học sinh cần chỉ rõ được mối quan hệ câu sau là ví dụ của câu trước như thế nào.
2. Tác 2-3 câu ra khỏi 1 đoạn và yêu cầu học sinh ghép lại. Cơ bản, đây là cách mở rộng thêm có loại bài trên. Không cần thiết đảo lộn tất cả các câu trong đoạn, có thể làm học sinh chán nản.
3. Tách 1 đoạn văn ra khỏi một bài đọc và yêu cầu học sinh ghép trở lại bài. Cũng cần yêu cầu học sinh giải thích rõ mối liên hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn khi có đoạn mới được đặt vào.
Qua luyện tập học sinh sẽ dần có ý thức để ý mối liên kết ý nghĩa trong bài đọc và dễ nắm được ý tưởng của người viết hơn.
Có 2 lưu ý khi áp dụng bài tập này.
1. Văn bản được chọn phải là 1 văn bản được tổ chức tốt. Nội dung lớn bao quát bài rõ ràng, các đoạn văn triển khai bài nhất quán, mạch lạc. Giao viên có khả năng ngôn ngữ tốt có thể sử dụng các bài đọc mới, cập nhật thông tin thú vị, nhưng cần dành thời gian đọc, loại bỏ các yếu tố không phù hợp, hoặc bổ sung những điểm cần thiết. Điều này có thể tốn thời gian, tăng chi phí. Cũng nên lưu ý cho học sinh rằng khi đọc bài thực tế ngoài cuộc sống, có những bài viết không được tốt, khi đọc có thể có những câu viết lạc đề, những đoạn có thể không cần thiết.
2. Một câu văn, đoạn văn khi tách ra có tình huống có thể được ghép trở lại hơn 1 vị trí, giáo viên không nên cứng nhắc áp đặt theo văn bản gốc mà nên cùng học sinh xem xét mỗi phương án học sinh đưa ra thật cẩn thận, cũng qua đó ý thức về xem xét quan hệ ý nghĩa giữa câu, đoạn của học sinh cũng sẽ tăng lên.
Wednesday, 4 January 2017
Đề thi SAT leaked dùng làm gì?
Sau mỗi kì thi SAT, các thầy cô, học sinh lại săn lùng đề thi, bằng cách nào đó, bị lọt ra ngoài (thường qua các thí sinh đăng kí gói thi có kèm chữa đề, giải thích câu hỏi). Đề thi này có thể dùng vào việc gì, và không thể dùng vào việc gì?
Đề thi này không thể dùng cho việc đánh giá năng lực hiện tại, bởi vì mỗi đề thi có một thang điểm riêng, phụ thuộc đặc tính của bộ câu hỏi trong đề thi đó. Điều này dẫn tới có thể làm sai tới 8 câu trên 58 câu Toán thí sinh vẫn có thể đạt điểm 750, như đối với đề thi số 4 College Board đã công bố bảng quy đổi điểm, ở đây. Hoặc, cũng sai 8 câu, thí sinh chỉ đạt 700, như với đề số 1, ở đây. Số câu đúng giống nhau, mà chênh nhau tới 50 điểm! Trước đây College Board còn áp dụng một hàm sác xuất quy đổi điểm dựa vào tổ hợp câu trả lời đúng của riêng từng thí sinh! Như vậy, cùng 1 đề thi, cùng sai 3 câu, nhưng do các câu sai là khác nhau, điểm số có thể lệch nhau 40-60 điểm. Với đề thi New SAT phương pháp này đã bị loại bỏ.
Đề thi này có thể dùng ôn tập kiến thức, phát hiện phần kiến thức còn yếu, sau đó luyện tập bổ sung, (như một diagnostic test), đặc biệt với MCQ Writing và Mathematics. Các câu hỏi có độ tin cậy tốt.
Đề thi này có thể dùng để "tủ". Vì lý do tài chính/lợi nhuận, College Board trước đây nhiều lần dùng lại các đề thi cũ, mặc dù bị chỉ trích rất gay gắt. Với New SAT, họ vẫn để ngỏ việc có dùng lại đề đã thi không. Vì tiền, khả năng rất cao là có, nhất là sau này, khi đã có nhiều kỳ thi được tổ chức, nhiều đề được sử dụng.
Tuy nhiên, khi bạn đang dùng những mánh khóe vặt vãnh để vượt qua một thử thách đàng hoàng nào đó trong cuộc sống, bạn đang tự mình làm bào mòn đi một cơ hội của bản thân để trở thành một con người tử tế, làm được những việc thực sự có ý nghĩa/lớn lao cho bản thân và xã hội. Không nên làm như thế. Thầy cô cũng không nên khuyến khích học sinh làm như thế. Hãy đương đầu đàng hoàng với một thử thách đàng hoàng và đấy là một cơ hội để bạn lớn lên.
Đề thi này không thể dùng cho việc đánh giá năng lực hiện tại, bởi vì mỗi đề thi có một thang điểm riêng, phụ thuộc đặc tính của bộ câu hỏi trong đề thi đó. Điều này dẫn tới có thể làm sai tới 8 câu trên 58 câu Toán thí sinh vẫn có thể đạt điểm 750, như đối với đề thi số 4 College Board đã công bố bảng quy đổi điểm, ở đây. Hoặc, cũng sai 8 câu, thí sinh chỉ đạt 700, như với đề số 1, ở đây. Số câu đúng giống nhau, mà chênh nhau tới 50 điểm! Trước đây College Board còn áp dụng một hàm sác xuất quy đổi điểm dựa vào tổ hợp câu trả lời đúng của riêng từng thí sinh! Như vậy, cùng 1 đề thi, cùng sai 3 câu, nhưng do các câu sai là khác nhau, điểm số có thể lệch nhau 40-60 điểm. Với đề thi New SAT phương pháp này đã bị loại bỏ.
Đề thi này có thể dùng ôn tập kiến thức, phát hiện phần kiến thức còn yếu, sau đó luyện tập bổ sung, (như một diagnostic test), đặc biệt với MCQ Writing và Mathematics. Các câu hỏi có độ tin cậy tốt.
Đề thi này có thể dùng để "tủ". Vì lý do tài chính/lợi nhuận, College Board trước đây nhiều lần dùng lại các đề thi cũ, mặc dù bị chỉ trích rất gay gắt. Với New SAT, họ vẫn để ngỏ việc có dùng lại đề đã thi không. Vì tiền, khả năng rất cao là có, nhất là sau này, khi đã có nhiều kỳ thi được tổ chức, nhiều đề được sử dụng.
Tuy nhiên, khi bạn đang dùng những mánh khóe vặt vãnh để vượt qua một thử thách đàng hoàng nào đó trong cuộc sống, bạn đang tự mình làm bào mòn đi một cơ hội của bản thân để trở thành một con người tử tế, làm được những việc thực sự có ý nghĩa/lớn lao cho bản thân và xã hội. Không nên làm như thế. Thầy cô cũng không nên khuyến khích học sinh làm như thế. Hãy đương đầu đàng hoàng với một thử thách đàng hoàng và đấy là một cơ hội để bạn lớn lên.
Saturday, 25 June 2016
Chỉ cần thành thạo 3000 từ trong Oxford 3000 là đủ, nhưng "thành thạo" là như thế nào?
Có vài điều chúng ta cần tìm hiểu.
1. Từ ở đây được định nghĩa là Word family, chứ không phải từ có chính tả miễn khác nhau là được gọi là từ. Ví dụ, able và unable, và những từ khác trong họ từ này sẽ được tính là một từ. Trong Oxford 3000 có kèm theo một vài từ phổ biến cho mỗi họ từ, cho nên nếu đếm số từ thực tế trong list từ này (download ở đây ) sẽ thấy số từ đã lên tới 3500 chứ không phải 3000. Trên thực tế có thể thêm nhiều từ trong họ từ vào các từ trong list, nâng tổng số từ, một số có thể tự suy ra khi biết từ chính, một số không thể, thì số lượng từ hoàn toàn có thể lên tới 10.000.
2. Một số lượng vô cùng lớn các từ tiếng Anh là đa nghĩa. Britton (1978) thống kê theo từ điển Longman Dictionary of Contemporary English và thấy khoảng 40% số từ có nhiều nghĩa. Hơn nữa biết về nghĩa của một từ, hay biết sử dụng từ đó không đơn giản là biết định nghĩa, biết một nghĩa tiếng Việt, v.v.
Nation (1990) chỉ ra rằng, biết một từ là biết về: Ngữ âm, chính tả, vai trò ngữ pháp của từ trong câu, những từ cụm từ, câu nó hay đi kèm, mức độ phổ biến của từ, dùng trong hoàn cảnh nào thì phù hợp, hoàn cảnh nào thì nghe mất lịch sự, quá hình thức, nghe kệch cỡm, ..., là biết về nghĩa của từ là gì, từ nào có thể thay thế được cho nó.
Như vậy có nghĩa là nếu chỉ dừng lại ở học thuộc một định nghĩa, một nghĩa của tiếng Việt thì người sử dụng mới chỉ dừng lại ở việc có chút manh mối ban đầu làm nền tảng để sau này học thêm về từ đó, hay để hỗ trợ quá trình đọc và nghe mà thôi.
3. Người ta biết nhiều từ hơn người ta sử dụng. Ví dụ, bạn đọc và biết 3000 từ, nhưng bạn thường chỉ có thể sử dụng một phần trong số đó khi nói và viết. David Crystal (tôi không còn nhớ rõ ông nói trong dịp nào) nói người dùng thường sử dụng khoảng 1/3 số từ người ta biết khi viết, và khi nói người ta còn sử dụng ít hơn bởi khi nói tính tức thì của phản xạ làm cho người ta chỉ có thể sử dụng những từ mình thành thạo nhất.
Như vậy để kết luận, nếu nhìn vào list từ Oxford 3000, nếu bạn gộp cả các từ trong họ từ khác số lượng có thể lên tới 10.000, để gọi là hiểu xong chúng bạn cần nắm đủ các nghĩa nói ở mục 2 bên trên, và để sử dụng tốt chúng khi viết, bạn cần vốn từ lớn gấp 3 như vậy, tức là khoảng 30000 (ba mươi nghìn), và để nói thạo, bạn có thể cần còn nhiều hơn như vậy nhiều.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Britten, B. K. (1978) Lexical ambiguity of words used in English text. Behavior Research Methods and Instrumentation 10, 1–7.
Nation, I.S.P. (1990) Teaching and Learning Vocabulary. New York: Heinle.
Sunday, 24 April 2016
"Cư dân mạng"
Báo chí thi nhau đăng thông tin đại loại "Cư dân mạng phát sốt vì các luận án tiến sĩ không giống ai."
Họ tiếp tục mỉa mai các viện nghiên cứu KHXH bằng cách "chế" ra những đề tài mà chỉ những kẻ vô công rồi nghề như họ mới nắm rõ như "Số đo vòng eo NT".
Điều quan trọng nhất là đưa ra các phân tích, lập luận để thuyết phục người đọc về sự không phù hợp về mặt khoa học của các đề tài thì không ai nói được, chỉ là "cảm thấy lạ". Chỉ mới cảm thấy một cách vô căn cứ mà người ta đã có thể xúm vào "đánh hội đồng". Không muốn thừa nhận nhưng cũng phải thừa nhận là trình độ dân trí thấp đến mức xấu hổ.
Nói như vậy không có nghĩa là những luận án này tốt. Để đánh giá một luận án tiến sỹ, cần nhiều nhà chuyên môn.
Họ tiếp tục mỉa mai các viện nghiên cứu KHXH bằng cách "chế" ra những đề tài mà chỉ những kẻ vô công rồi nghề như họ mới nắm rõ như "Số đo vòng eo NT".
Điều quan trọng nhất là đưa ra các phân tích, lập luận để thuyết phục người đọc về sự không phù hợp về mặt khoa học của các đề tài thì không ai nói được, chỉ là "cảm thấy lạ". Chỉ mới cảm thấy một cách vô căn cứ mà người ta đã có thể xúm vào "đánh hội đồng". Không muốn thừa nhận nhưng cũng phải thừa nhận là trình độ dân trí thấp đến mức xấu hổ.
Nói như vậy không có nghĩa là những luận án này tốt. Để đánh giá một luận án tiến sỹ, cần nhiều nhà chuyên môn.
Saturday, 16 April 2016
Về dùng thành ngữ trong IELTS
Nhiều học sinh, cả đồng nghiệp giáo viên có vẻ bị ám ảnh bởi việc phải làm sao sử dụng thành ngữ trong bài thi Speaking IELTS.
Đầu tiên cần hiểu, cụm từ trong thang điểm IELTS 8-9 là idiomatic language, chứ không phải là idioms, tức là không chỉ những thành ngữ được gọi là idiom như It's raining dogs and cats! (thầy cô suốt ngày mang ra làm ví dụ về idioms!), mà cả những cụm từ mà nhìn chung nghĩa của chúng không phải nghĩa từ vựng gốc của những từ trong cụm, như see the point, the key issue, to underline a point, to shed light on, launch a marketing champaign. Không có "điểm", "chìa khóa", "gạch chân" hay "ánh sáng", hay "phát động chiến dịch" nào ở đây, người ta hiểu nghĩa của nó theo cách khác, đây chính là tính thành ngữ của nó. Học cách sử dụng ngôn ngữ mang tính thành ngữ như thế này có giá trị hơn là với các thành ngữ (idioms) vì tính linh hoạt cao hơn, các bối cảnh ngôn ngữ cho phép sử dụng đa dạng hơn.
Đa số thành ngữ dựa theo ẩn dụ, nhưng vì được dùng rất thường xuyên, người ta ít để ý đến tính ẩn dụ của chúng, như khi nói the key issue, ít ai nghĩ đến cái chìa khóa nữa. Còn trong văn học, những hình ảnh ẩn dụ mang tính nghệ thuật và mới mẻ, độc đáo của riêng tác phẩm nên người đọc dễ nhận ra, như câu nói của Romeo, "Juliet is my sun.", ai cũng nhận ra ngay hình ảnh ẩn dụ sun cho những gì quan trọng nhất mang lại sự sống và năng lượng, trí tuệ, v.v.
Như vậy, những thành ngữ (idioms) cũng thuộc về idiomatic language, nhưng không phải chỉ có idioms mới là idiomatic language.
Cũng cần lưu ý, idioms thường dùng trong hoàn cảnh giao tiếp ít tính trang trọng, và nhiều idioms cần "cảnh giác" khi sử dụng bởi một số thành ngữ được giáo viên dạy học sinh hay người học tự tìm trên mạng hay trong sách, nó trở thành phổ biến đến mức nghe phát chán! Thay vì dùng ngôn ngữ khó (less common language) thì các thành ngữ này lại thành thứ gì đó bị lạm dụng, nghe quá bình thường (cliches): Apple of my eyes, A piece of cake, My cup of tea, v.v.
Học dùng idioms đương nhiên là tốt, nhưng nên học sử dụng đi kèm hoàn cảnh, đọc để thấy nó được dùng như thế nào và tập dùng chúng khi nói, viết, thay vì học tủ một list vài idioms mà bản thân mình cũng chỉ nhớ thoáng thoáng một nghĩa tiếng Việt của chúng. Idioms cũng có nguồn gốc văn hóa, hiểu chúng thì khi sử dụng mới có sự nhạy cảm về văn hóa, dùng đúng nghĩa, đúng nơi.
Post sau sẽ dành cho từ vựng khó, (less common vocabulary), học sinh và cả giáo viên có vẻ cũng bị ám ảnh bởi chủ đề này không kém. Mình từng phải thức tới 12 giờ, giải thích hơn 1 tiếng cho một em học sinh về từ vựng khó, mà có vẻ bạn ấy mới chỉ bắt đầu thấy ... yên tâm hơn.
Đầu tiên cần hiểu, cụm từ trong thang điểm IELTS 8-9 là idiomatic language, chứ không phải là idioms, tức là không chỉ những thành ngữ được gọi là idiom như It's raining dogs and cats! (thầy cô suốt ngày mang ra làm ví dụ về idioms!), mà cả những cụm từ mà nhìn chung nghĩa của chúng không phải nghĩa từ vựng gốc của những từ trong cụm, như see the point, the key issue, to underline a point, to shed light on, launch a marketing champaign. Không có "điểm", "chìa khóa", "gạch chân" hay "ánh sáng", hay "phát động chiến dịch" nào ở đây, người ta hiểu nghĩa của nó theo cách khác, đây chính là tính thành ngữ của nó. Học cách sử dụng ngôn ngữ mang tính thành ngữ như thế này có giá trị hơn là với các thành ngữ (idioms) vì tính linh hoạt cao hơn, các bối cảnh ngôn ngữ cho phép sử dụng đa dạng hơn.
Đa số thành ngữ dựa theo ẩn dụ, nhưng vì được dùng rất thường xuyên, người ta ít để ý đến tính ẩn dụ của chúng, như khi nói the key issue, ít ai nghĩ đến cái chìa khóa nữa. Còn trong văn học, những hình ảnh ẩn dụ mang tính nghệ thuật và mới mẻ, độc đáo của riêng tác phẩm nên người đọc dễ nhận ra, như câu nói của Romeo, "Juliet is my sun.", ai cũng nhận ra ngay hình ảnh ẩn dụ sun cho những gì quan trọng nhất mang lại sự sống và năng lượng, trí tuệ, v.v.
Như vậy, những thành ngữ (idioms) cũng thuộc về idiomatic language, nhưng không phải chỉ có idioms mới là idiomatic language.
Cũng cần lưu ý, idioms thường dùng trong hoàn cảnh giao tiếp ít tính trang trọng, và nhiều idioms cần "cảnh giác" khi sử dụng bởi một số thành ngữ được giáo viên dạy học sinh hay người học tự tìm trên mạng hay trong sách, nó trở thành phổ biến đến mức nghe phát chán! Thay vì dùng ngôn ngữ khó (less common language) thì các thành ngữ này lại thành thứ gì đó bị lạm dụng, nghe quá bình thường (cliches): Apple of my eyes, A piece of cake, My cup of tea, v.v.
Học dùng idioms đương nhiên là tốt, nhưng nên học sử dụng đi kèm hoàn cảnh, đọc để thấy nó được dùng như thế nào và tập dùng chúng khi nói, viết, thay vì học tủ một list vài idioms mà bản thân mình cũng chỉ nhớ thoáng thoáng một nghĩa tiếng Việt của chúng. Idioms cũng có nguồn gốc văn hóa, hiểu chúng thì khi sử dụng mới có sự nhạy cảm về văn hóa, dùng đúng nghĩa, đúng nơi.
Post sau sẽ dành cho từ vựng khó, (less common vocabulary), học sinh và cả giáo viên có vẻ cũng bị ám ảnh bởi chủ đề này không kém. Mình từng phải thức tới 12 giờ, giải thích hơn 1 tiếng cho một em học sinh về từ vựng khó, mà có vẻ bạn ấy mới chỉ bắt đầu thấy ... yên tâm hơn.
Wednesday, 13 April 2016
Về "tâm thư" giáo viên gửi bộ trưởng GD
Giờ người ta hay viết "tâm thư", gọi nó là cái thư là được rồi!
Đọc ở đây.
Nhiều mong muốn chính đáng nhưng có cái thật khó giải quyết.
Sinh viên sư phạm ra trường có việc làm!
Bộ trưởng thì phải quan tâm chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, rồi với sư phạm thì tạo môi trường làm việc thuận lợi, công bằng, minh bạch để loại bỏ người dốt và thu hút người tài, cho người ta phát huy hết khả năng, không có những thứ này mới kêu bộ trưởng chứ, sao lại đòi bộ trưởng lo việc làm?! Bộ tài chính lo việc cho sv ngành tài chính, bộ nông nghiệp lo việc cho sv ngành nông nghiệp, bộ xây dựng lo việc cho sv ngành xây dựng v.v. à? Còn gì là thị trường lao động nữa. Sư phạm chán thế thì lao vào làm gì, nhưng đâu riêng sư phạm, tình trạng chung thôi, sang kinh tế có khi còn thất nghiệp nhiều hơn, trong khi nhiều doanh nghiệp thì tìm đỏ mắt không được người biết làm việc. Nếu có gì bộ trưởng cần quan tâm ở đây thì phải là chất lượng tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề và cao đẳng đại học chưa tốt, dẫn tới ra trường rõ lắm mà không biết làm, tất cả các ngành, không chỉ sư phạm.
Tăng lương!
Sao cứ mãi xin tăng lương?! Vấn đề không phải là làm sao tăng lương gv mà là làm sao đánh giá chính xác, công bằng năng lực và hiệu quả lao động của giáo viên để tăng lương xứng đáng cho người giỏi, hạ lương hoặc đuổi việc người kém. Sao lương bao năm nay thấp anh vẫn làm? Một khi anh đòi tăng lương mà không tăng anh vẫn làm thì chỉ có 2 khả năng: hoặc là anh không có khả năng làm được gì hơn nên phải chấp nhận, hai là anh giỏi nhưng hy sinh vì tình yêu công việc, mà đã hy sinh thì đừng đòi hỏi, vì sự hy sinh khi đã đòi hỏi chả còn nghĩa lý gì.
Mà làm gì còn ngân sách để tăng lương nữa, đi vay nước ngoài đến mức người ta không cho vay nữa rồi. Chỉ có cách chống tham nhũng, đầu tư chi tiêu hiệu quả, mà để làm được không đơn giản.
Đọc ở đây.
Nhiều mong muốn chính đáng nhưng có cái thật khó giải quyết.
Sinh viên sư phạm ra trường có việc làm!
Bộ trưởng thì phải quan tâm chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, rồi với sư phạm thì tạo môi trường làm việc thuận lợi, công bằng, minh bạch để loại bỏ người dốt và thu hút người tài, cho người ta phát huy hết khả năng, không có những thứ này mới kêu bộ trưởng chứ, sao lại đòi bộ trưởng lo việc làm?! Bộ tài chính lo việc cho sv ngành tài chính, bộ nông nghiệp lo việc cho sv ngành nông nghiệp, bộ xây dựng lo việc cho sv ngành xây dựng v.v. à? Còn gì là thị trường lao động nữa. Sư phạm chán thế thì lao vào làm gì, nhưng đâu riêng sư phạm, tình trạng chung thôi, sang kinh tế có khi còn thất nghiệp nhiều hơn, trong khi nhiều doanh nghiệp thì tìm đỏ mắt không được người biết làm việc. Nếu có gì bộ trưởng cần quan tâm ở đây thì phải là chất lượng tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề và cao đẳng đại học chưa tốt, dẫn tới ra trường rõ lắm mà không biết làm, tất cả các ngành, không chỉ sư phạm.
Tăng lương!
Sao cứ mãi xin tăng lương?! Vấn đề không phải là làm sao tăng lương gv mà là làm sao đánh giá chính xác, công bằng năng lực và hiệu quả lao động của giáo viên để tăng lương xứng đáng cho người giỏi, hạ lương hoặc đuổi việc người kém. Sao lương bao năm nay thấp anh vẫn làm? Một khi anh đòi tăng lương mà không tăng anh vẫn làm thì chỉ có 2 khả năng: hoặc là anh không có khả năng làm được gì hơn nên phải chấp nhận, hai là anh giỏi nhưng hy sinh vì tình yêu công việc, mà đã hy sinh thì đừng đòi hỏi, vì sự hy sinh khi đã đòi hỏi chả còn nghĩa lý gì.
Mà làm gì còn ngân sách để tăng lương nữa, đi vay nước ngoài đến mức người ta không cho vay nữa rồi. Chỉ có cách chống tham nhũng, đầu tư chi tiêu hiệu quả, mà để làm được không đơn giản.
Monday, 4 April 2016
Mẹ
MẸ
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa Thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Quốc Minh - 1972)
Không có võng, cũng không có ve, nhưng nhìn vợ dỗ con ngủ vẫn nhớ bài thơ này, nhớ cả ngày trẻ con.
Subscribe to:
Posts (Atom)